Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Đến hẹn lại lên, tháng 11 âm lịch, các gia đình làm mứt gừng truyền thống lại đỏ lửa, tất bật, hối hả làm mứt để kịp cung ứng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán.
Như thông lệ hằng năm, cứ trước Tết Nguyên đán 2 tháng, cơ sở sản xuất mứt gừng ở Quảng nam thu gom các nguyên liệu, tập trung nhân lực bắt tay vào làm mứt gừng.
Lò mứt gừng đỏ lửa từ sáng đến tối. Hơn 10 lao động không ngơi tay. Nghề làm mứt gừng Tết giúp chị em phụ nữ có nguồn thu nhập khá trang trải cho gia đình vào dịp Tết.
Gừng được cạo, rửa sạch, cắt lát cho vào nồi luộc chín. Sau khi luộc chín phải xả qua nước lạnh đến khi nước thật trong. Rim gừng là khâu quan trọng nhất trong các công đoạn chế biến mứt gừng.
Trong suốt quá trình rim, người rim phải túc trực thường xuyên bên chảo để giữ độ lửa đều. Lửa quá nhỏ hay quá lớn cũng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng của mứt gừng.
Mỗi mùa tết, cơ sở của chị Mỹ cho ra thị trường từ 15 - 20 tấn gừng. Cùng với các loại bánh mứt truyền thống khác, mứt gừng làm đậm đà thêm phong vị cho ngày Tết cổ truyền.
Mứt gừng từ lâu đã là món mứt truyền thống trong mỗi dịp lễ tết của người Việt, ngoài ra thì mứt gừng cũng được sử dụng hàng ngày bởi nhưng công dụng cho sức khỏe mà nó mang đến.
Gừng có vị cay, tính ấm, tiêu đàm, cầm nôn mửa, giải độc. Gừng thường được dùng phổ biến làm thuốc chữa cảm lạnh, lạnh bụng, nôn mửa, ho có đàm.
Gừng giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể con người, mứt dừng còn giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng, tăng cường các dây thần kinh và cơ bắp trong cơ thể.
Mứt gừng có tác dụng phòng ngựa tắc nghẽn cơ tim, giảm mỡ trong máu và hạ huyết áp.
Không chỉ tốt cho sức khỏe mà mứt gừng còn được yêu thích bởi vị ngọt cay đặc trưng của nó, đặc biệt ngon khi sử dụng với tách trà nóng.
Điểm khác biệt mứt gừng Quảng Nam so với mứt gừng nơi khác đó chính là nguyên liệu củ gừng tươi nơi đây, vị đặt trưng gừng cay và thơm hơn so với các nơi khác