Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

MÌ QUẢNG ĐẶC SẢN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

DU LỊCH

Nguồn gốc của mì quảng được xác định ngay từ cái tên gọi, và bắt nguồn từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xưa.

Còn từ “mì” là nói đến chất liệu bột làm nên những sợi mì quảng. Sở dĩ mì quảng có tên gọi như vậy là do sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với người Tàu. Vào giữa thế kỷ XVI, dưới thời chúa Nguyễn Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán giao thương đông đúc với các thương nhân nước ngoài. Vì thế nơi đây có rất nhiều người Tàu du nhập vào Quảng Nam – Đà nẵng xưa, mang theo khá nhiều món ăn đặc sắc của họ, trong đó có cả món mì quảng bây giờ. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Bước 1:

Sơ chế nguyên liệu Tất cả nguyên liệu đều rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Dùng kéo cắt bớt phần đầu và chân rồi bỏ phần chỉ lưng của tôm. Thịt ba chỉ và xương heo chần qua nước sôi, riêng thịt sẽ được cắt lát vừa ăn. Các loại rau sống ăn kèm nên giữ lạnh để tươi ngon. Hành ngò cắt nhỏ, hành tím và củ nén dùng chày giã nhuyễn, Trứng cút luộc chín, bóc vỏ; đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ.

Bước 2:

Nấu nước dùng và ướp gia vị Tôm và thịt được để riêng trong 2 tô lớn, thêm muối, bột ngọt, tiêu, nước mắm, bột nghệ, dầu điều, củ nén và hành tím vào rồi trộn đều. Bạn sẽ ướp thịt và tôm khoảng 20 phút để thấm gia vị. Chuẩn bị một nồi chứa 3 lít nước, cho xương heo vào và đặt lên bếp để nấu nước dùng. Hầm với lửa nhỏ trong khoảng 40 phút, thỉnh thoảng vớt bọt giúp nước dùng trong hơn.

Bước 3:

Xào nhân tôm thịt Bắc chảo lên bếp, cho dầu phộng vào đun sôi (đến khi bốc khói) thì hạ nhỏ lửa lại. Đây là cách khử dầu đậu phộng. Khi dầu bớt nóng, cho tôm vào xào săn thì tiếp tục thêm thịt ba rọi và trứng cút vào xào. Trộn đều để gia vị hòa quyện, thêm hai chén nước dùng vào. Bạn nêm nếm gia vị vừa miệng và nấu thêm 15 phút với lửa vừa thì tắt bếp.

Bước 4:

Trình bày và thưởng thức Cho sợi mì quảng vào tô, thêm thịt, tôm, trứng lên phía trên, rưới một ít nước xào của phần nhân. Cuối cùng bạn chan nước dùng vừa đủ, xâm xấp mặt mì và thêm ít hành ngò, đậu phộng rang. Món ăn được dọn kèm cùng rau sống với bánh đa nướng.

 

                             Bút Danh: Khánh Linh Sinh Viên Trường Đại Học Tài chính - Marketing

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM

NHỮNG NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM & VINH DANH DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP, NGHỆ SỸ TIÊU BIỂU ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM KHU VỰC PHÍA NAM LẦN III - 2023      

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam.

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày.

Đà Nẵng những năm 1980

Hình ảnh thành phố biển miền Trung 30-40 năm trước được nghệ sĩ nhiếp ảnh Ông Văn Sinh trưng bày tại triển lãm 'Đà Nẵng ký ức và hiện tại'.

Khởi công cầu vượt ven biển đầu tiên ở Đà Nẵng

Cầu vượt bộ hành cao 11 m, dài hơn 140 m, bắc qua đường Nguyễn Tất Thành ven vịnh Đà Nẵng, được khởi công sáng 15/1. Tổng diện tích mặt sàn của cầu vượt là 655 m2, kinh phí 42 tỷ đồng, do một doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư để phục vụ cộng đồng. Dự kiến công trình hoàn thành tháng 5/2023.

Chả bò Đà Nẵng Cô Huệ 14 năm một chặng đường

14 năm trôi qua cũng là 14 cái Tết chả Bò Cô Huệ tại 59 Thép Mới, Tân Bình, HCM  đồng hành cùng quý vị. Trải qua thời gian khá dài, chúng tôi đã nhìn nhận và  đúc kết được những nhu cầu và thời gian mua, đặt hàng của quý khách. Qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ và trao đổi đến các bạn những điều như sau:

Chả bò Cô Huệ: Mang cả quê hương đi khắp mọi miền

Chả bò thì vùng miền nào cũng có, nhưng chỉ có Đà Nẵng mới cho món ăn này những dư vị riêng. Đặc biệt, chả bò Cô Huệ - thương hiệu được rất nhiều du khách tới Đà Nẵng tìm kiếm – giờ đây đã có mặt tại một trong những ngày hội lớn nhất của ngành công thương năm 2022.