Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Chủ động phát triển các tuyến du lịch đường thủy nội địa

TIN TỨC 24H

Ngày 15-3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn chủ trì buổi làm việc với các sở ngành và đơn vị liên quan về tình hình triển khai phát triển du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng.

Theo thống kê của Sở Du lịch, hiện nay tại Đà Nẵng có 10 doanh nghiệp hoạt động du lịch đường thủy với tổng số 28 tàu đang hoạt động, sức chứa hơn 2.000 chỗ, đảm bảo tiêu chuẩn quy định, được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Lượng khách du lịch đường thủy trong giai đoạn 2016-2019 có tốc độ tăng trưởng đạt 54%, với gần 200.000 lượt khách năm 2016 và 726.472 lượt năm 2019.

Lượng khách đường thủy chủ yếu là khách đi trên tuyến Sông Hàn - Trần Thị Lý và tuyến Sông Hàn - Hòn Chảo. Trong đó, tuyến Sông Hàn - cầu Trần Thị Lý là tuyến chủ lực được doanh nghiệp khai thác. Các tuyến Sông Hàn - cửa biển - bán đảo Sơn Trà và tuyến Sông Hàn - Hòn Chảo còn thiếu điểm dừng chân, sản phẩm dịch vụ, chưa thống nhất trong việc phối hợp khai thác Bãi Sủng Cỏ, Bãi Mà Đa, Hòn Chảo...

Đối với các tuyến còn lại chưa có khách do chưa đủ điều kiện để khai thác khách theo quy định. Đối với các tuyến Sông Hàn - Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai, hiện vẫn còn thiếu các hạng mục, dịch vụ phụ trợ, chưa đầu tư được đội tàu đủ điều kiện hoạt động. Do đó, chưa đảm bảo cơ sở tiến hành công nhận tuyến vận tải đường thủy theo quy định để doanh nghiệp đưa vào khai thác. Lượng khách du lịch chủ yếu là khách đi theo đoàn được doanh nghiệp lữ hành khai thác, chủ yếu là khách quốc tế theo đoàn do công ty lữ hành tổ chức.

Thành phố đã quy hoạch 39 vị trí đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa. Đến nay, có 1 bến hoàn thành và công bố bến (bến CT15), 4 bến hoàn thành xây dựng nhưng chưa công bố bến, 10 bến đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai xây dựng, 24 bến đang tạm dừng và chưa triển khai đầu tư xây dựng.

Dòng sông Cu Đê là một địa điểm du lịch mới lạ với nhiều du khách khi đến Đà Nẵng

Đối với tuyến sông Cu Đê - Trường Định, UBND quận Liên Chiểu thực hiện hồ sơ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hạ tầng thiết yếu, cải tạo cảnh quan tại các điểm du lịch dọc sông Cu Đê, dự kiến thực hiện trong năm 2022, 2023. Đồng thời, hoàn chỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và thủ tục liên quan để triển khai xây dựng các bến X1 (khu vực phía Bắc cầu Nam Ô), X2 (bến Hầm Vàng), bổ sung quy hoạch một số điểm dừng chân và triển khai đầu tư các điểm du lịch dọc sông Cu Đê.

Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải phối hợp Viện Quy hoạch điều chỉnh bổ sung các vị trí xây dựng bến thủy nội địa đảm bảo công năng tiếp nhận đa dạng các loại tàu du lịch, du thuyền dưới 30 chỗ, tàu thủy lưu trú du lịch trên các tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, khu vực quanh Bản đảo Sơn Trà. Sở Du lịch tham mưu UBND thành phố huy động nguồn lực các doanh nghiệp để sớm đầu tư, xây dựng cảng, bến thủy nội địa và hạ tầng dịch vụ tại các vị trí đã được quy hoạch trên các tuyến đường nội địa. Việc thực hiện quy hoạch xây dựng cảng, bến chú trọng tích hợp các tổ hợp dịch vụ, mua sắm, công viên...

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn yêu cầu Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND thành phố hướng dẫn các chủ bến thực hiện công bố bến thủy nội địa, công bố tuyến theo quy định đối với các bến, tuyến đường thủy đã đủ điều kiện. Tham mưu UBND thành phố về triển khai phương án khai thác tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn xuất phát từ Cảng Sông Hàn.

Hiện hạ tầng kỹ thuật đường thủy chưa có cảng biển chuyên dụng, cảng sông Hàn chỉ là cảng tạm cho du lịch. Việc điều chỉnh quy hoạch và đầu tư, xây dựng các cảng, bến thủy vẫn còn chậm. Cùng với đó, một số quy định về vận tải đường thủy nội địa chưa phù hợp với thực tế, không đảm bảo điều kiện để doanh nghiệp khai thác các loại hình tàu thủy lưu trú du lịch hoặc tàu du lịch cao cấp, du thuyền dưới 30 chỗ trên tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, sông Hàn - Hòn Chảo, sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà, tuyến CT15 đi Bãi Đa để phục vụ phân khúc khách cao cấp.

Sản phẩm du lịch đường thủy nội địa được thành phố quan tâm, chủ động đầu tư với định hướng khai thác bền vững, đảm bảo an toàn cho du khách. Do đó, Phó Chủ tịch yêu cầu Sở Du lịch nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục liên quan, triển khai đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng các cảng, bến thành cảng du lịch chuyên dụng, tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo khai thác hiệu quả các tuyến du lịch đường thủy chủ lực và khai thác các tuyến từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, ưu tiên trước mắt khai thác tuyến đi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Dẫn nguồn: https://danang.gov.vn/de/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=47754&_c=3

                                                                                                             CÔNG TÂM

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM

NHỮNG NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM & VINH DANH DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP, NGHỆ SỸ TIÊU BIỂU ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM KHU VỰC PHÍA NAM LẦN III - 2023      

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam.

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày.

Đà Nẵng những năm 1980

Hình ảnh thành phố biển miền Trung 30-40 năm trước được nghệ sĩ nhiếp ảnh Ông Văn Sinh trưng bày tại triển lãm 'Đà Nẵng ký ức và hiện tại'.

Khởi công cầu vượt ven biển đầu tiên ở Đà Nẵng

Cầu vượt bộ hành cao 11 m, dài hơn 140 m, bắc qua đường Nguyễn Tất Thành ven vịnh Đà Nẵng, được khởi công sáng 15/1. Tổng diện tích mặt sàn của cầu vượt là 655 m2, kinh phí 42 tỷ đồng, do một doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư để phục vụ cộng đồng. Dự kiến công trình hoàn thành tháng 5/2023.

Chả bò Đà Nẵng Cô Huệ 14 năm một chặng đường

14 năm trôi qua cũng là 14 cái Tết chả Bò Cô Huệ tại 59 Thép Mới, Tân Bình, HCM  đồng hành cùng quý vị. Trải qua thời gian khá dài, chúng tôi đã nhìn nhận và  đúc kết được những nhu cầu và thời gian mua, đặt hàng của quý khách. Qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ và trao đổi đến các bạn những điều như sau:

Chả bò Cô Huệ: Mang cả quê hương đi khắp mọi miền

Chả bò thì vùng miền nào cũng có, nhưng chỉ có Đà Nẵng mới cho món ăn này những dư vị riêng. Đặc biệt, chả bò Cô Huệ - thương hiệu được rất nhiều du khách tới Đà Nẵng tìm kiếm – giờ đây đã có mặt tại một trong những ngày hội lớn nhất của ngành công thương năm 2022.