Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

4 rủi ro thường gặp khi mua đất không phải ai cũng biết

TIN TỨC 24H

Nếu có kinh nghiệm tránh được những rủi ro này khi mua đất, người mua sẽ đảm bảo được sự an toàn và tính thanh khoản cho suất đầu tư của mình.

Nếu có kinh nghiệm tránh được những rủi ro này khi mua đất, người mua sẽ đảm bảo được sự an toàn và tính thanh khoản cho suất đầu tư của mình.

Mua đi bán lại một mảnh đất để hưởng chênh lệch là một trong những kênh đầu tư được nhiều người yêu thích. Khi giá nhà đất ngày càng đắt đỏ và quỹ đất trung tâm khan hiếm, những nhà đầu tư vốn nhỏ tầm dưới 5 - 10 tỷ đồng thường chọn mua các mảnh đất vùng ven, xa trung tâm chờ tăng giá. Dịch bệnh đang được kiểm soát tốt và lạm phát diễn ra nhanh hơn dự báo đang khiến đất đai cùng với vàng, mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng giá mạnh. Trong bối cảnh này, nhiều người lựa chọn mua đất tránh lạm phát cũng như tìm kiếm cơ hội sinh lời.

Là người khá "mát tay" với việc chọn mua đất vùng ven, ngoại thành Hà Nội, từng mua bán thành công nhiều mảnh đất, chị Thu An (tên nhân vật đã được thay đổi) cho rằng trước khi xuống tiền mua nên đầu tư thời gian tìm hiểu, đến trực tiếp xem xét mảnh đất để giảm thiểu rủi ro cho suất đầu tư. Dưới đây chị An chia sẻ một số kinh nghiệm để tránh các rủi ro về quy hoạch, pháp lý khi tìm mua đất vùng ven:

1. Đất dính quy hoạch

Một người bạn của chị An mới đây mua phải mảnh đất dính quy hoạch đã phải bỏ cọc số tiền khá lớn. Chị An cho biết, để đề phòng mất cọc, nếu chưa check được quy hoạch ngay thì trong hợp đồng đặt cọc cần thêm điều khoản "đất không dính quy hoạch, không tranh chấp... nếu không phải hoàn lại tiền cọc".

Một lô đất tại Chương Mỹ, Hà Nội đang được rao bán trên Batdongsan.com.vn với giá 7,5 triệu/m2

 

Chị kể, mới đây chị rất ưng ý một số lô đất lẻ trong dân rao bán, khi vào xem sổ đã định đặt cọc ngay để giữ đất. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều lần xem đất đã giúp chị bình tĩnh về nhờ địa chính check và phát hiện ra các lô đất bị quy hoạch đường mở rộng ăn vào 4m nên không thể tách sổ. Nhờ sự bình tĩnh này chị Xuân đã tránh đặt cọc có thể lỡ việc đầu tư, vì phải chờ đợi lấy lại cọc...

"Khi check quy hoạch, nếu vùng nào có thể dùng app check người mua nên kiểm tra trước, và khi xem được sổ mảnh đất thì nên cầm lên nhờ địa chính xã hoặc huyện check cho chắc trước khi cọc hay mua bán", chị An chia sẻ.

2. Đất bàn giao không đúng trong sổ

Theo chị An đây cũng là trường hợp thỉnh thoảng xảy ra và được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn. Trong quá trình đi mua đất, chị từng gặp trường hợp một người quen mua 1 mảnh đất và chủ đất giao sổ nhầm của 1 mảnh khác (vì chủ đất có 2 mảnh gần nhau cùng một khu). Để tránh mất thời gian cho trường hợp này, trước khi công chứng nên yêu cầu chủ hoặc tự mình gọi địa chính để xác định lại, cũng như trích đo lại để tránh thừa thiếu, tranh chấp.

Tìm kiếm đầu mối liên hệ là cư dân hoặc người am hiểu khu đất định mua giúp tăng khả năng thành công cho suất đầu tư. Ảnh minh họa

3. Mua đất trên sổ không biểu hiện đường

Trường hợp này theo chị An không phải hiếm gặp. Nhiều sổ đất vuông vắn, đẹp, nhưng lại không thể hiện đường trên sổ. Người mua nên lưu ý hỏi kỹ chủ đất, địa chính vì rất có thể ngõ, lối vào mảnh đất định mua thuộc sở hữu của nhà khác. Nếu chủ cũ vẫn ở mảnh đất đó thì có thể thương lượng nhưng nhiều trường hợp không hỏi kỹ sẽ không có ngõ để đi, chưa kể dính vào tranh chấp mệt mỏi.

Một trường hợp nữa khi mua đất phân lô dân tự chia ra, nhưng đường đi là do chủ phân lô tự lấy đất làm nên khi mắc điện không phải đất đường chung thì bên điện lực sẽ không kéo điện vào được...

4. Lỗ hổng trong hợp đồng công chứng

Thông thường khi công chứng bên mua và bán thỏa thuận để giá đất thấp nhất nhằm giảm tiền thuế, nhưng theo chị An tìm hiểu thì việc làm này có 1 lỗ hổng rất đáng lo. Cụ thể nếu bên bán làm đơn không bán nữa và yêu cầu dừng ra sổ đỏ cho bên mua, cũng như đền bù lại bằng hợp đồng công chứng thì sẽ dựa trên số tiền đã thỏa thuận khi công chứng chứ không phải tiền giao dịch thực tế. Do đó, khi giao dịch tiền đợt cuối, người mua nên có thêm văn bản mua bán số tiền thật, quay video hay chứng từ chuyển khoản làm xác nhận. Ngoài ra, người mua cũng nên xin lại cả bản hợp đồng mua bán ở phòng công chứng của bên bán.

 

Dẫn nguồn: https://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/4-rui-ro-thuong-gap-khi-mua-dat-khong-phai-ai-cung-biet-ar108538

                                                                                                                Hải Âu

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM

NHỮNG NGÀY VĂN HÓA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM TẠI TP.HCM & VINH DANH DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP, NGHỆ SỸ TIÊU BIỂU ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM KHU VỰC PHÍA NAM LẦN III - 2023      

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam.

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày.

Đà Nẵng những năm 1980

Hình ảnh thành phố biển miền Trung 30-40 năm trước được nghệ sĩ nhiếp ảnh Ông Văn Sinh trưng bày tại triển lãm 'Đà Nẵng ký ức và hiện tại'.

Khởi công cầu vượt ven biển đầu tiên ở Đà Nẵng

Cầu vượt bộ hành cao 11 m, dài hơn 140 m, bắc qua đường Nguyễn Tất Thành ven vịnh Đà Nẵng, được khởi công sáng 15/1. Tổng diện tích mặt sàn của cầu vượt là 655 m2, kinh phí 42 tỷ đồng, do một doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư để phục vụ cộng đồng. Dự kiến công trình hoàn thành tháng 5/2023.

Chả bò Đà Nẵng Cô Huệ 14 năm một chặng đường

14 năm trôi qua cũng là 14 cái Tết chả Bò Cô Huệ tại 59 Thép Mới, Tân Bình, HCM  đồng hành cùng quý vị. Trải qua thời gian khá dài, chúng tôi đã nhìn nhận và  đúc kết được những nhu cầu và thời gian mua, đặt hàng của quý khách. Qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ và trao đổi đến các bạn những điều như sau:

Chả bò Cô Huệ: Mang cả quê hương đi khắp mọi miền

Chả bò thì vùng miền nào cũng có, nhưng chỉ có Đà Nẵng mới cho món ăn này những dư vị riêng. Đặc biệt, chả bò Cô Huệ - thương hiệu được rất nhiều du khách tới Đà Nẵng tìm kiếm – giờ đây đã có mặt tại một trong những ngày hội lớn nhất của ngành công thương năm 2022.